Trám răng xong thấy đau buốt nhức thì có bình thường không?

Trám răng xong thấy đau buốt nhức thì có bình thường không?

Trong hầu hết các trường hợp, việc trám răng xong bị nhức là điều khá bình thường và sẽ dần giảm nhẹ trong khoảng một vài ngày sau đó.

Trám răng là một biện pháp phổ biến để ngăn không cho lỗ sâu răng trở nên nghiêm trọng hơn cũng như đem đến nhiều lợi ích khác. Mặc dù hình thức trám răng rất đơn giản nhanh chóng nhưng lại có thể gây ra cảm giác ê buốt sau khi thực hiện. Do vậy, vẫn có những thắc mắc liệu trám răng xong bị nhức có bình thường không.

Nếu bạn đang cùng băn khoăn tương tự thì hãy cùng khám phá câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé.

Các trường hợp cần phải trám răng

Nếu bạn có một trong các dấu hiệu dưới đây và nó ảnh hưởng đến hoạt động của răng miệng bạn, thì có lẽ bạn nên cân nhắc đến việc trám răng.

  • Răng bị mẻ
  • Cảm thấy đau nhói trong răng
  • Nhận thấy răng xuất hiện lỗ nhỏ
  • Thức ăn sẽ luôn bị kẹt lại ở một số răng cố định
  • Bạn bị đau răng khi cắn xuống hoặc nhai thức ăn
  • Khi xỉa răng bằng chỉ nha khoa, chỉ sẽ bị đứt nếu đụng phải một chiếc răng nhất định
  • Bạn gặp phải tình trạng ê buốt răng khi một chiếc răng nào đó tiếp xúc với nhiệt độ nóng, lạnh hoặc thức ăn ngọt và chua

Vì sao răng trám xong bị ê buốt, nhức?

Một số nguyên nhân khiến răng bị nhức sau khi trám răng gồm:

  • Răng nhạy cảm: Một chiếc răng vừa được trám sẽ nhạy cảm hơn với nhiệt độ hoặc áp lực tác động khi bạn cắn, nhai.
  • Vết trám bị nứt nẻ: Ê nhức răng sau khi trám răng có thể xảy ra nếu vết trám chưa hoàn toàn khít vào răng hoặc vết trám có hiện tượng sứt mẻ.
  • Bị dị ứng: Một số người có phản ứng dị ứng với vật liệu được sử dụng cho quá trình trám răng, chẳng hạn như amalgam (trám bạc). Để giúp hạn chế tình trạng trám răng xong bị nhức, bạn hãy nói với nha sĩ về việc cơ địa bản thân không phù hợp với vật liệu nào.
  • Thay đổi trong vết cắn: Đôi lúc trám răng có thể khiến răng cao hơn một chút so với những chiếc răng còn lại. Điều này có thể gây đau mỗi khi bạn ngậm miệng do áp lực đè lên khu vực răng trám .
  • Đau xuất chiếu: Đôi khi, bạn có thể cảm thấy đau nhức ở những khu vực xung quanh răng được trám. Hiện tượng này được gọi là đau xuất chiếu, mô tả tình trạng cảm giác đau xảy ra ở một khu vực khác không phải là nơi bắt nguồn của cơn đau.

Trám răng tại nha khoa Hải đường Lũy Bán Bích, quận Tân Phú.

Làm cách nào giảm đau nhức sau khi trám răng?

Một số biện pháp dưới đây có thể giúp bạn giảm cảm giác đau nhức khó chịu sau khi trám răng gồm:

  • Dùng thuốc chống viêm không steroid, như ibuprofen
  • Tạm thời tránh dùng thức ăn và đồ uống nóng hoặc lạnh
  • Sử dụng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm
  • Đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm và dùng chỉ nha khoa
  • Hạn chế những thực phẩm và đồ uống có tính axit, như trái cây họ cam quýt, rượu vang và sữa chua
  • Nhai thức ăn bằng phía còn lại, không ăn những món quá dai và cứng để tránh ảnh hưởng đến răng.

Chăm sóc răng miệng sau khi trám

Bạn cần chú ý các mẹo nhỏ sau đây để chăm sóc răng sau khi trám để giữ vết trám lâu bền là:

  • Giảm thiểu ăn đồ ngọt
  • Hạn chế uống nước ngọt có gas
  • Không nhai đá và dùng răng để mở bao bì
  • Bạn cần vệ sinh răng ít nhất hai lần một ngày với kem đánh răng có fluoride cũng như dùng chỉ nha khoa
  • Không hút thuốc lá và hạn chế những thức uống dễ gây ố men răng (như cà phê và trà)

Khi nào nên gặp nha sĩ?

Bạn không cần phải quá lo lắng hoảng hốt nếu răng bị nhức, ê ẩm nhẹ trong một vài ngày sau khi trám. Hãy áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà để giúp giảm bớt sự khó chịu.

Tuy nhiên, bạn nên khám nha sĩ ngay nếu cảm thấy cơn đau dần chuyển nặng hơn mỗi ngày hoặc đi kèm với các triệu chứng khác, chẳng hạn như sốt, không thể nhai nuốt dễ dàng, nướu sưng to, răng vừa trám có hiện tượng nứt nẻ.

Trám răng rồi có bị sâu răng lại không?

Tình trạng sâu răng xuất hiện lại sau khi đã trám vẫn có thể xảy ra nếu bạn không vệ sinh răng kỹ lưỡng. Do thế, đừng nên chủ quan mà hãy chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe răng miệng kỹ lưỡng cũng như đến phòng khám nha định kỳ để được kiểm tra, phát hiện kịp thời các vấn đề trước khi chúng chuyển biến nghiêm trọng hơn.

Liên hệ tư vấn trám răng tại phòng khám Nha khoa Diamond Biên Hòa:
Địa chỉ: 282 Cách mạng tháng tám, KP1, phường Quang Vinh, Biên Hoà, Đồng Nai.
Số hotline tư vấn: 0702 772 072

Có thể bạn quan tâm

Nhập từ khóa tìm kiếm