Ảnh hưởng của việc mất răng là gì? Vì sao phải trồng răng khi bị mất răng?
Ngoài việc ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mất răng còn gây rất nhiều khó khăn trong hoạt động ăn nhai, mang lại những tác hại lớn về sức khỏe răng miệng như tác động tiêu cực đến các răng còn lại, thay đổi hình dáng khuôn mặt, làm xương lão hóa sớm, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 5 hệ quả của việc mất răng thông qua bài viết sau nhé!
Nguyên nhân gây mất răng
Hiện tượng mất răng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đối với người già, răng sẽ dần rụng đi do lão hóa. Tuy nhiên, ở những người trẻ tuổi thì do đâu mà mất răng? Sau đây là những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng mất răng:
Do tai nạn: đôi khi những tai nạn trong cuộc sống có thể khiến bạn mất răng vĩnh viễn mà không thể tránh khỏi.
Do di truyền: một số trường hợp khi sinh ra đã không có răng, gọi là bệnh thiếu răng bẩm sinh.
Do bệnh lý: các bệnh sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,… đều là hệ quả của thói quen chăm sóc răng miệng kém. Trong trường hợp xấu nhất, bạn sẽ phải nhổ răng để điều trị những bệnh này, khiến mất răng vĩnh viễn.
Do tụt nướu: bệnh tụt lợi xảy ra khi vôi răng bị tổn thương, lâu dần sẽ dẫn đến tiêu xương khiến răng lung lay và rụng.
Do thay đổi hormone khi mang thai: sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai có thể làm giảm sức đề kháng, khiến răng dễ bị vi khuẩn xâm nhập hơn.
Hậu quả khi mất răng
1. Khó khăn trong việc ăn nhai, nguy cơ mắc nhiều bệnh
Dù bạn mất răng ít hay nhiều, lực nhai của bạn đều bị giảm sút nên dẫn đến việc khó nghiền nhỏ thức ăn, lâu ngày gây ra việc hạn chế hấp thu chất dinh dưỡng ở dạ dày và ruột. Điều này dẫn đến nguy cơ mắc bệnh về hệ tiêu hóa của người mất răng cao hơn người bình thường.
2. Xáo trộn khớp răng, dịch chuyển xô lệch răng
Mất răng làm xáo trộn khớp răng
Mất đi một răng, hàm răng của bạn sẽ mất đi sự liên kết ăn khớp, các răng kế cận cũng sẽ di lệch vào khoảng trống mất răng, đồng thời răng đối diện có xu hướng trồi lên hoặc thòng xuống quá mức vào khoảng trống mất răng gây ra tình trạng răng thưa, móm, nghiêng…
Về lâu dài, mất răng sẽ gây rối loạn khớp thái dương hàm khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, đau vùng mang tai, đau đầu, stress… và thay đổi hình dáng khuôn mặt làm bạn trông già hơn.
3. Gây ra tiêu xương
Mất răng gây ra sự tiêu xương
Tiêu xương hàm là hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra do mất răng. Xương ở vị trí mất răng bắt đầu có hiện tượng tiêu dần, do đó mất răng càng lâu ngày thì sự tiêu xương xảy ra càng nhiều. Về lâu dài, tiêu xương hàm ảnh hưởng đến khuôn mặt của bạn, làm sâu thêm các rãnh trên mặt khiến bạn trông già hơn.
4. Gây lão hóa sớm
Mất răng gây lão hóa sớm
Xương hàm có tác dụng nâng đỡ toàn bộ cấu trúc khuôn mặt. Khi xương hàm bị tiêu do mất răng, hai má hóp vào, da mặt bị chảy xệ, vùng da xung quanh miệng xuất hiện nếp nhăn làm cho khuôn mặt trông già đi rất nhiều so với tuổi thật.
5. Gây viêm nướu răng, viêm cấu trúc xung quanh răng
Mất răng gây viêm vướu răng, viêm cấu trúc xung quanh răng
Khi bị mất răng, các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… sẽ dễ xuất hiện hơn và gián tiếp làm hỏng những chiếc răng còn lại. Nguy cơ mất thêm răng càng tăng cao.
Biện pháp khắc phục khi bị mất răng
Trên thị trường hiện nay, có 3 phương pháp phổ biến để khắc phục tình trạng mất răng:
Hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp là một phương pháp thích hợp để phục hình răng bị mất, đặc biệt là cả hàm răng với chi phí rẻ, quy trình không đau hay phức tạp. Nhược điểm của hàm giả là độ bền kém.
Cầu răng sứ
Cầu răng sứ giúp đem lại hiệu quả phục hình răng tốt hơn, với thời gian điều trị ngắn và tuổi thọ cao. Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp này cần phải mài mòn 2 răng trụ bên cạnh vị trí răng bị mất, khiến răng chịu lực kém hơn và dễ bị tổn thương.
Trồng răng implant
Hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ có một nhược điểm lớn là không thể bảo vệ răng khỏi quá trình tiêu xương hàm. Do chỉ mang tính chất thẩm mỹ và khôi phục chức năng ăn nhai của răng, chân răng thật ra vẫn không còn nên lâu ngày sẽ dẫn đến tiêu nướu răng, tiêu xương hàm làm biến dạng khuôn mặt.
So với hai phương pháp trên, cấy ghép implant là kỹ thuật phục hình răng tân tiến có thể khắc phục được tình trạng tiêu xương hàm. Chân răng sẽ được thay thế bằng một trụ implant, ngăn chặn nguy cơ teo nướu, tiêu xương hàm,… Quy trình này không cần phải mài mòn răng mà thực hiện ngay trên vị trí răng bị mất, đem lại hiệu quả y hệt như răng thật. Tuổi thọ cao cũng là một điểm cộng của implant với độ bền hơn 20 năm, thậm chí là suối đời.
Tuy nhiên, khuyết điểm của răng implant là chi phí cao.
Lưu ý khi bị mất răng
Các loại răng giả như hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng cố định không thể ngăn chặn quá trình tiêu xương sau mất răng. Chỉ có dịch vụ implant mới bảo tồn được xương hàm, từ đó bảo tồn hình dáng của khuôn mặt.
Vì xương hàm sẽ tiêu nhiều theo thời gian, nên việc thay thế răng mất bằng cắm ghép răng implant càng sớm thì càng dễ thực hiện, tỉ lệ thành công cao, cũng như giữ được thẩm mỹ.
Hi vọng rằng, bài viết về vấn đề mất răng và hậu quả mất răng lâu ngày sẽ hữu ích đối với các bạn nhé!