Cầu răng sứ là gì? Chọn loại cầu răng sứ phù hợp
Ngoài bọc răng sứ, cầu răng cũng là một phương pháp phục hình răng được nhiều người chọn lựa để cải thiện nụ cười và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Trong bài viết sau, Nha khoa Diamond sẽ giới thiệu cầu răng và giải đáp những câu hỏi xoay quanh phương pháp này.
Cầu răng sứ là gì?
Cầu răng sứ giúp phục hình cho một hoặc nhiều răng bị mất bằng cách tạo một cầu nối giữa hai răng bên cạnh khu vực bị thiếu răng. Khi đó, bác sĩ sẽ phải mài đi phần men răng của răng thật bên cạnh để chụp mão răng nối với cầu răng sứ lên trên. Ngoài ra, trong trường hợp bạn bị mất nhiều răng, bác sĩ có thể cấy implant rồi mới chụp cầu răng lên trên.
Cầu răng có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như sứ kim loại, sứ titan, ceramic… Mỗi loại sẽ có độ bền và những đặc điểm khác nhau.
Khi nào nên làm cầu răng?
Những trường hợp nên áp dụng phương pháp cầu răng sứ có thể kể đến như:
Thiếu răng bẩm sinh
Mất răng vĩnh viễn do tai nạn, sâu răng, viêm tủy răng,…
Làm cầu răng sứ sẽ đem đến nhiều lợi ích về thẩm mỹ cũng như cải thiện sức khỏe răng miệng, bao gồm:
Đem lại sự tự tin khi cười hoặc giao tiếp
Điều chỉnh lại lực cắn như bình thường khi nhai
Phục hồi khả năng phát âm, giúp nói chuyện rõ ràng hơn
Duy trì hình dạng khuôn mặt tự nhiên
Ngăn ngừa những răng xung quanh có thể phát triển xiêu vẹo hoặc mọc lệch khỏi vị trí ban đầu.
Thay thế những chiếc răng bị mất.
Phân loại cầu răng sứ
Hiện nay, có 4 loại cầu răng sứ chính:
1. Cầu răng sứ truyền thống
Đây là loại cầu răng phổ biến nhất khi răng ở hai bên vùng răng bị mất còn khỏe mạnh bình thường. Cầu răng sứ truyền thống bao gồm hai mão răng được chụp lên trụ răng hai bên và ở giữa nối răng giả để thay thế cho răng bị thiếu.
2. Cầu răng với hay còn gọi là cầu răng đèo (cantilever bridge)
Loại cầu răng này chỉ dùng một mão răng được gắn vào răng trụ để đỡ cầu răng giả. Tuy nhiên, loại cầu răng này thường không nên làm vì lực cắn mạnh sẽ gây ảnh hưởng lên răng trụ. Bạn có thể thực hiện loại cầu răng này cho răng cửa bị thiếu.
3. Cầu răng cánh dán
Tương tự như loại cầu răng truyền thống, cầu răng cánh dán cũng cần đến hai răng tự nhiên ở hai bên vùng răng bị mất. Điểm khác biệt nằm ở chỗ cầu răng cánh dán sử dụng một khung bằng kim loại hoặc sứ để gắn vào mặt sau của hai răng bên cạnh.
Loại cầu răng này chủ yếu dùng cho vùng răng trước và những răng trụ còn khỏe mạnh. Bạn không nên lựa chọn cầu răng cánh dán cho các khớp cắn sâu và khớp cắn chéo.
4. Cầu răng với hỗ trợ của implant
Thông thường, bác sĩ sẽ cấy ghép implant cho mỗi vị trí răng bị mất nhưng nếu không thể, bạn có thể chọn loại hình làm cầu răng sứ với hỗ trợ implant để làm răng trụ hai bên cầu răng. Loại cầu răng này sẽ không gây ảnh hưởng đến răng tự nhiên và được xem là phương pháp ổn định nhất.
Cầu răng được làm từ loại vật liệu nha khoa nào?
Một số vật liệu được sử dụng trong việc làm cầu răng bao gồm:
Kim loại (vàng, niken hoặc crom, titanium…).
Sứ hợp nhất với kim loại.
Răng toàn sứ zirconia, E-Max…
Resin (nhựa bền).
Để chọn loại vật liệu phù hợp cho cầu răng, bạn cần biết tình trạng răng hiện tại cũng như bạn đang cần điều gì? Hãy đến nha sĩ khám để được tư vấn chất liệu phù hợp với nhu cầu như làm đẹp, thay thế răng bị mất hay tăng cường độ chắc khỏe của hàm răng. Hãy đến Nha khoa Diamond để được khám và tư vấn về dịch vụ răng sứ hoàn toàn miễn phí.
Nên làm cầu răng sứ hay cấy ghép implant?
Hiện nay, cấy ghép implant là phương pháp phục hình răng tốt nhất trên thị trường. So với cầu răng sứ, trồng răng implant có những ưu điểm sau:
Trụ răng implant vững chắc như một chiếc răng thật, nếu chăm sóc tốt, tuổi thọ răng có thể kéo dài đến hơn 20 năm hoặc thậm chí là vĩnh viễn.
Cấy implant không làm ảnh hưởng đến các răng bên cạnh như làm cầu răng sứ, do đó, bạn không phải lo sức khỏe răng yếu đi do bị mài mòn.
Hiện tượng tụt nướu, tiêu xương hàm vẫn sẽ xảy ra với phương pháp cầu răng. Ngược lại, trồng răng implant có thể khắc phục được vấn đề này.
Tuy nhiên, nhược điểm của trồng răng implant là thời gian điều trị lâu, có thể mất tới 9 tháng nếu tình trạng răng của bạn không đủ khỏe. Ngoài ra, chi phí cấy ghép implant cũng cao hơn nhiều so với cầu răng sứ. Để biết mình phù hợp với phương pháp nào, mời bạn đến kiểm tra và tư vấn hoàn toàn miễn phí tại Diamond Dental.