Những điều bạn cần biết về quy trình bọc răng sứ
Răng sứ không những giúp bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng mà cùng mang đến thẩm mỹ cho nụ cười của bạn. Vậy bạn đã hiểu rõ quy trình bọc răng sứ gồm những bước gì và tác dụng của những bước này ra sao chưa?
Vì sao bạn nên bọc răng sứ?
Quy trình bọc răng sứ khá tốn kém và phức tạp nhưng bạn có thể sẽ phải thực hiện cách chỉnh nha này vì các lý do sau:
Hỗ trợ bọc răng cho cấy ghép implant.
Bảo vệ răng đã bị nứt.
Giữ cầu răng sứ chắc hơn.
Che và hỗ trợ một răng đã trám.
Bảo vệ răng yếu không bị sâu răng hoặc bị gãy.
Khôi phục răng đã bị mẻ hoặc bị mòn nghiêm trọng.
Che răng bị biến dạng hoặc bị đổi màu nghiêm trọng.
Nhìn chung, bạn sẽ cần bọc răng sứ nếu muốn:
Bảo vệ những chiếc răng đã yếu đi bởi nhiều nguyên nhân khác nhau
Cải thiện sức khỏe răng
Đảm bảo độ thẩm mỹ của hàm răng
Nếu bạn muốn bọc răng sứ, nha sĩ sẽ hướng dẫn quy trình bọc răng và cách chăm sóc răng sứ.
Cần lưu ý gì trước khi bọc răng sứ?
Để quá trình bọc răng sứ diễn ra thuận lợi và đem lại kết quả tốt nhất, bạn cần đảm bảo sức khỏe răng và nướu đều ổn định trước khi thực hiện thủ thuật này. Thêm vào đó, nếu bạn đang gặp các vấn đề về răng miệng như viêm chân răng hay sâu răng, hãy ưu tiên điều trị chúng trước.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý rằng răng sứ thường mỏng nên dễ bị mẻ hoặc vỡ nếu chịu tác động mạnh. Do đó, nếu bạn có thói quen nghiến răng, thích ăn đồ cứng, loại hình răng thẩm mỹ này có thể sẽ không phù hợp với bạn.
Mặt khác, răng sứ vẫn sẽ mòn theo thời gian. Khi đó, bạn sẽ cần đến nha sĩ để làm răng mới.
Quy trình bọc răng sứ chuẩn y khoa
Bạn sẽ có thể phải đến phòng nha 2 – 3 lần để hoàn thành quy trình bọc răng sứ với các bước sau:
1. Kiểm tra tình trạng răng miệng
Trong lần khám đầu tiên để chuẩn bị bọc răng sứ, nha sĩ có thể sẽ chụp X-quang răng để kiểm tra tình trạng chân răng và phần xương xung quanh. Bạn sẽ cần điều trị nếu gặp các tình trạng răng miệng như răng bị sâu, nguy cơ nhiễm trùng cao hoặc tủy răng dễ tổn thương. Ở bước này, bạn cũng sẽ được tư vấn để có thể chọn được loại răng sứ phù hợp nhất.
1.1. Tìm hiểu về các loại răng sứ trên thị trường hiện nay
Răng sứ kim loại:
Đây là loại răng sứ có phần khung sườn làm bằng hợp kim Niken-Crom hoặc Crom-Coban và bên ngoài bọc một lớp sứ trắng. Răng sứ kim loại có giá thành rẻ nhất hiện nay trên thị trường. Tuy nhiên, loại răng sứ này sẽ bị oxy hóa và khiến răng đổi màu, gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra, răng sứ kim loại cũng dễ gây dị ứng hoặc bị mẻ khi bạn cắn phải đồ quá cứng.
Răng sứ titan:
Đây là loại răng sứ có khung sườn bằng hợp kim titan, bên ngoài được phủ sứ. Răng sứ titan bền, không nhạy cảm với thức ăn nóng hay lạnh, không gây dị ứng và có thể kết hợp tốt với xương trong cơ thể. Tuy nhiên, titan vẫn là kim loại nên có thể bị oxy hóa và làm đen viền nướu. Đây là loại răng sứ có giá cả trung bình bạn có thể tham khảo.
Răng sứ quý kim:
Đây là loại răng sứ có phần khung sườn làm từ kim loại quý như vàng, platin, palladium và được phủ sứ bên ngoài. Răng sứ quý kim có độ bền cao, có màu sắc tự nhiên hơn và lại ít làm đổi màu răng. Hơn nữa, vàng có tính sát khuẩn nên răng sứ bằng vàng khá an toàn cho sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, răng sứ quý kim có giá thành khá cao và cũng yêu cầu kỹ thuật phức tạp hơn các loại răng khác nên không phù hợp với số đông.
Răng toàn sứ Zirconia:
Loại răng này không dùng kim loại mà dùng vật liệu có tên Zirconia để làm khung sườn nên thường có màu sắc đẹp tự nhiên. Ngoài ra, loại răng sứ này cũng không gây dị ứng và có độ bền cao. Tuy nhiên, chi phí trồng răng toàn sứ Zirconia cao do phải sử dụng công nghệ tiên tiến CAD/CAM và vật liệu nước ngoài.
2. Định hình và lấy dấu răng
Khi nha sĩ xác minh tình trạng răng miệng của bạn phù hợp để bọc răng sứ, bạn sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn làm mão sứ cho răng. Trước khi bắt đầu tạo mão răng, nha sĩ sẽ làm vệ sinh và gây tê răng cũng như phần nướu xung quanh răng.
Tiếp theo, nha sĩ sẽ định hình lại chiếc răng cần điều trị sao cho có thể bọc mão răng sứ một cách dễ dàng. Nha sĩ có thể sẽ mài mặt nhai và hai mặt bên của răng để giúp răng thật nhỏ lại và có đủ chỗ để bọc mão sứ. Việc mài ít hay nhiều sẽ tùy thuộc vào loại răng sứ bạn sắp bọc.
Nếu một phần răng thật bị mất do sâu răng hoặc mẻ, nha sĩ sẽ phải trám để làm cho răng đủ lớn cho việc bọc sứ.
Sau khi định hình răng thật, nha sĩ dùng máy scan lấy dấu hàm để có thể làm mão sứ vừa khít với răng. Nha sĩ sẽ dựa vào các mẫu hàm vừa lấy để thiết kế mão răng vừa khít và trùng màu với răng thật. Khi chưa có mão răng vĩnh viễn, nha sĩ có thể cho bạn đeo mão răng tạm thời.
Khi phải đeo mão răng tạm thời, bạn cần hạn chế ăn đồ ăn dai và cứng như kẹo cao su, sườn, thịt gà…
2.1. Bọc răng sứ có đau không?
Do chỉ mài một lớp men răng mỏng bên ngoài cũng như kết hợp thuốc tê trong quá trình làm nên bạn sẽ không hề cảm thấy đau khi thực hiện dịch vụ bọc răng sứ này. Đối với những khách hàng nhạy cảm, bạn có thể cảm thấy hơi đau và ê buốt sau khi hết thuốc tê. Đừng lo lắng vì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau và hướng dẫn cách giảm đau tại nhà.
3. Lắp mão răng sứ
Khi mão răng sứ đã hoàn thành, nha sĩ sẽ lắp mão răng và kiểm tra xem răng sứ có vừa vặn và phù hợp với những răng thật khác chưa. Khi bạn đã hài lòng, nha sĩ sẽ giúp cố định mão răng để kết thức quy trình bọc răng sứ.
Bọc răng sứ ở đâu tốt? Nha Khoa Diamond có trang thiết bị hiện đại giúp nha sĩ thực hiện quy trình bọc răng sứ được chính xác hơn. Ví dụ như máy scan, máy quét laser Cercon Eye và phần mềm thiết kế chuyên biệt Cercon Art cho mẫu hàm và bản thiết kế mão răng sứ chính xác hơn các phương pháp truyền thống. Bên cạnh đó, quá trình nung mão răng trong lò nung Cercon Heat giúp vật liệu co lại đúng kích thước mong muốn và có độ bền cao.
Chăm sóc răng bọc sứ
Răng bọc sứ cũng có thể bị sâu, nứt hay mẻ như răng thật nên bạn cần chăm sóc răng sứ như răng thật.
1. Vệ sinh răng cẩn thận
Bạn cần đánh răng hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn mảng bám cũng như thức ăn thừa trên răng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thêm nước súc miệng kháng khuẩn một lần mỗi ngày để hạn chế lượng vi khuẩn trong miệng.
2. Điều chỉnh thói quen ăn uống
Bạn nên ưu tiên ăn thức ăn mềm và dễ nhai như canh, cháo, súp… trong chế độ ăn của mình và tránh những món ăn quá cứng, quá nóng hay quá lạnh. Ngoài ra khi ăn, bạn cũng nên phân tán đồ ăn đều trong miệng để có thể nhai bằng cả hai bên hàm răng và giảm áp lực lên răng bọc sứ.
3. Kiểm tra răng định kỳ
Chăm sóc đúng cách sẽ giúp kéo dài tuổi thọ răng bọc sứ cũng như góp phần bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn. Răng bọc sứ có thể sẽ xuống cấp sau một thời gian dài sử dụng nên bạn cần đi kiểm tra răng miệng định kỳ 3-6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện nếu răng không còn khít.
Ngoài ra, bạn cũng cần đi khám ngay nếu gặp các tình trạng như ê răng, đau nhức răng, khó nhai hoặc nứt vỡ răng sứ. Những tình trạng này nếu không được xử lý sớm có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm.
Mặc dù quy trình bọc răng sứ tương đối phức tạp và yêu cầu người làm phải kiên trì, nhưng kết quả cuối cùng có thể giúp bạn sở hữu chiếc răng chắc, khỏe và đẹp. Đồng thời, việc bọc răng sứ còn có công dụng cải thiện khả năng nhai của một người. Ngoài ra, nếu bạn chịu khó chăm sóc răng miệng đúng cách, hiệu quả của răng bọc sứ có thể kéo dài lâu hơn bạn nghĩ.