Những điều bạn nên biết khi trám răng sâu
Tình trạng sâu răng nếu không được điều trị sẽ khiến lỗ sâu lớn dần và ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn trong răng. Về lâu dài có thể dẫn đến đau răng nghiêm trọng, nhiễm trùng và gãy răng. Trám răng sâu là giải pháp được sử dụng nhiều trong các trường hợp này, đặc biệt là ở giai đoạn sớm.
Răng sâu là gì? Các dạng răng sâu thường gặp
Sâu răng là tình trạng thường gặp do sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh kết hợp quá trình axit lên men từ thức ăn chứa nhiều đường, tinh bột làm phá hủy, ăn mòn men răng. Quá trình này thường xảy ra dưới bề mặt răng nên rất khó nhận biết, sau một khoảng thời gian sẽ từ từ tạo nên các lỗ trống nhỏ trên bề mặt răng. Tình trạng này thường gặp nhiều ở trẻ em do thói quen ăn uống và cách chăm sóc chưa tốt.
Có 3 dạng sâu răng thường gặp bao gồm:
Sâu mặt răng: Xuất hiện ở mặt nhai răng hàm hoặc giữa kẽ răng.
Sâu chân răng: Xuất hiện ở phần chân răng bị tụt nướu, chân răng không có lớp men bảo vệ nên dễ bị sâu.
Sâu răng tái phát: Hình thành xung quanh vùng trám răng hoặc răng sứ do dễ tích lũy mảng bám thức ăn.
Bất kỳ trường hợp sâu răng nào cũng cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách để tránh gặp phải những biến chứng gây tổn hại răng về sau.
Dấu hiệu sâu răng
Đau nhức răng
Hơi thở có mùi hôi
Có những lỗ sâu nhỏ trên răng
Răng nhạy cảm, dễ đau buốt khi ăn đồ nóng hoặc lạnh
Xuất hiện đốm chấm trắng, đen trên bề mặt răng (mặt trong và ngoài)
Răng sâu nên nhổ hay trám?
Để điều trị sâu răng giai đoạn đầu, thông thường nha sĩ chỉ cần trám răng để bít lại lỗ sâu. Nhưng nếu không sớm điều trị, sâu răng sẽ dần ăn vào sâu vào thân răng, gây ra những biến chứng nguy hiểm như răng sâu vào tủy, áp xe ổ răng,… khi đó, trường hợp tệ nhất là bạn phải nhổ bỏ răng và chấp nhận mất răng vĩnh viễn. Vì vậy, việc khám răng định kỳ là rất quan trọng để sớm phát hiện các vấn đề răng miệng.
Đối với sâu răng nhẹ
Trám răng là một phương pháp rất hiệu quả để điều trị sâu răng nhẹ, giúp hồi phục chức năng ăn nhai của răng và hạn chế sự ăn mòn của vi khuẩn.
Nha sĩ sẽ tiến hành làm sạch và loại bỏ phần mô răng bị sâu, tiếp theo vật liệu trám sẽ được đổ đầy vào các rãnh, lỗ sâu và chiếu đèn laser làm đông cứng. Cuối cùng chỉ cần làm nhẵn và đánh bóng lại là quy trình trám răng đã hoàn thành.
Đối với sâu răng nặng
Khi răng sâu nặng, vi khuẩn xâm lấn vào tủy răng gây ra nhiễm trùng tủy, khiến bạn khó chịu và đau đớn dữ dội. Nha sĩ sẽ phải nhổ răng để điều trị ổ tủy nhiễm trùng và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra như viêm chóp răng, áp xe quanh chân răng,…
Khi nhổ răng sâu, bạn cần chọn lựa một phương pháp trồng răng phù hợp để thay thế răng bị mất. Tại Nha khoa Diamond, chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng răng implant – kỹ thuật trồng răng giả hiệu quả nhất trên thị trường hiện nay – liên lạc với chúng tôi để được kiểm tra và tư vấn qua đường link sau.
Vì sao bạn cần trám răng sâu?
Trám răng sâu là loại kỹ thuật phục hình răng bị tổn thương bằng cách sử dụng các vật liệu trám bít chuyên dụng để lấp đầy các khoảng trống trên bề mặt răng. Nếu không trám răng sâu, bạn sẽ có nguy cơ gặp phải các vấn đề:
Chức năng nhai: Bị ảnh hưởng, gây đau đớn khi ăn uống.
Bề ngoài: Gây hôi miệng, mất thẩm mỹ, ngại giao tiếp với người xung quanh.
Biến chứng: Về lâu dài nếu không điều trị, phần sâu răng sẽ ăn sâu vào men răng, hệ thống tủy và hệ thống dây thần kinh. Bên cạnh đó, sâu răng còn có gây tiêu xương làm ảnh hưởng đến các răng xung quanh.
Vì thế, bạn nên đi trám răng sâu để ngăn ngừa bệnh răng miệng và tận dụng các lợi ích sau đây:
Giúp bạn nhai thức ăn dễ dàng hơn
Chi phí trám răng tương đối thấp hơn so với các phương pháp chỉnh nha khác nếu tình trạng trở nặng
Thời gian trám răng sâu được thực hiện nhanh chóng
Ngăn ngừa tối ưu tình trạng sâu răng, phòng ngừa tái phát
Giúp lỗ sâu răng được lấp đầy, đảm bảo tính thẩm mỹ cho răng.
Răng sâu sau khi được làm sạch và trám bít sẽ giúp cho mặt nhai của răng hàm bằng phẳng hơn, giúp bạn dễ dàng vệ sinh thức ăn bám trên răng. Từ đó, hoạt động phá hủy của vi khuẩn sẽ suy giảm giúp kiểm soát và phòng ngừa được tình trạng sâu răng.
Quy trình trám răng sâu
Quy trình trám răng sâu có thể chỉ mất khoảng 30 – 45 phút. Điều quan trọng là bạn cần duy trì thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày thật tốt để bảo vệ răng trám lâu nhất có thể. Các bước điều trị sâu răng bao gồm:
Khám và chẩn đoán tình trạng tổn thương của răng
Lên kế hoạch điều trị cụ thể
Làm sạch và nạo vét ổ sâu trên răng
Dùng vật liệu trám răng và tạo hình phù hợp.
Làm đông cứng vật liệu trám bằng đèn trám
Mài chỉnh và đánh bóng miếng trám
Trám răng sâu có đau không?
Thông thường, quy trình trám răng sâu diễn ra nhẹ nhàng và không hề gây đau. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa mỗi người mà bạn có thể cảm thấy hơi ê buốt răng sau khi trám, nhưng hãy an tâm vì tình trạng này sẽ không kéo dài quá 1 ngày.
Trám răng sâu có đau hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề bác sĩ, dù là một quy trình đơn giản nhưng nếu thực hiện sai kỹ thuật hay không cẩn thận đều có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu. Do đó, hãy chọn lựa một phòng khám uy tín, chất lượng để thực hiện không chỉ trám răng mà còn là bất kỳ dịch vụ nha khoa nào.
Cách chăm sóc răng sau khi trám
Kiểm tra răng định kỳ khoảng 6 tháng/ lần
Chải răng 2 lần/ ngày và sử dụng bàn chải lông mềm
Tránh ăn uống sau khoảng 2 tiếng trám răng
Tránh ăn những thực phẩm quá cứng, quá nóng hoặc lạnh
Hạn chế thực phẩm có màu sậm như cà phê, trà đen… dễ làm đổi màu miếng trám
Lựa chọn kem đánh răng, nước súc miệng có hàm lượng fluor cao trong khoảng 0,2%
Dịch vụ trám răng sâu tại Nha Khoa Diamond
Nha Khoa Diamond được cấp giấy phép hoạt động chứng nhận phòng khám có đủ khả năng thực hiện việc kiểm tra và điều trị các tình trạng về răng miệng với thiết bị công nghệ hiện đại và đội ngũ nhân viên trình độ cao giúp quá trình thực hiện dịch vụ trám răng ở người bệnh diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
Bằng vật liệu trám răng composite, Nha Khoa Diamond sẽ giúp bạn có thể điều chỉnh màu sắc phù hợp với răng để răng đã trám được trông tự nhiên như răng thật, hạn chế khả năng tái phát sâu răng.
Xem chi tiết giá dịch vụ nha khoa tại đây.