Niềng răng là gì? Niềng răng có đau không? Thời gian niềng răng bao lâu?

Niềng răng là gì? Niềng răng có đau không? Thời gian niềng răng bao lâu?

Nếu bạn không may sở hữu hàm răng khấp khểnh, răng mọc lệch hoặc có hàm răng hô, hai hàm không đều nhau dẫn đến khớp cắn sai lệch… đừng vội bi quan. Có rất nhiều phương pháp giúp bạn cải thiện tình trạng này, đem lại cho bạn hàm răng thẳng đều và nụ cười tự tin, rạng rỡ.

Trong số đó, niềng răng là một phương pháp chỉnh nha phổ biến. Khi tiến hành niềng răng, nha sĩ sẽ dùng các khí cụ chỉnh nha để chỉnh răng mọc lệch, khập khểnh, răng hô, vẩu hoặc móm,… trở nên đều tăm tắp. Vậy, các bước niềng răng là gì và có những thông tin nào bạn cần tìm hiểu trước khi quyết định niềng răng? Hãy cùng Diamond Dental tìm hiểu về niềng răng nhé!

Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha phổ biến. Khi tiến hành niềng răng, nha sĩ sẽ dùng các khí cụ chỉnh nha để chỉnh răng mọc lệch, mọc không đều và thưa… trở nên đều tăm tắp, giúp bạn có được nụ cười tự nhiên, đẹp nhất có thể.

Bên cạnh niềng răng mắc cài khá phổ biến, hiện nay phương pháp niềng răng không mắc cài cũng rất được ưa chuộng. Khi thực hiện phương pháp này, bạn không cần đeo các khí cụ mắc cài mà sử dụng một khay trong suốt, cũng có tác dụng chỉnh nha. Đây là lựa chọn hoàn hảo cho những bạn có nhu cầu chỉnh nha mà không muốn đeo mắc cài mất thẩm mỹ.

Lợi ích của niềng răng

Bên cạnh lợi ích thẩm mỹ thì biện pháp niềng răng còn mang đến một số điểm cộng đáng chú ý như sau:

Cải thiện khả năng nhai thức ăn
Giảm sâu răng và bệnh nha chu
Giảm tình trạng mòn và sứt mẻ răng
Dễ dàng đánh răng, làm sạch và xỉa răng
Giảm thiểu nguy cơ suy giảm khả năng nói
Giảm nguy cơ chấn thương do răng nhô ra

Đối tượng niềng răng

Các trường hợp nên thực hiện niềng răng gồm:

Răng hô
Răng móm
Răng cong lệch
Răng thưa, nhiều vị trí bị hở
Răng quá nhiều, mọc lởm chởm
Tuổi tác có ảnh hưởng đến niềng răng không?

Quá trình cơ học được sử dụng để di chuyển răng là giống nhau ở mọi lứa tuổi. Vì vậy, lợi ích mà phương pháp này đem lại cho mọi người, ở bất cứ độ tuổi nào, là như nhau. 10-14 tuổi được xem là “giai đoạn vàng” cho việc niềng răng vì đây là lúc xương vẫn đang phát triển và răng có thể dễ dàng dịch chuyển.

Niềng răng trẻ em

Tuy vậy, khi vượt quá lứa tuổi này, bạn vẫn niềng răng được. Bằng chứng là có rất nhiều người trưởng thành tìm đến phương pháp này nhằm có được hàm răng khỏe đẹp.

Sự khác biệt chính giữa phương pháp điều trị ở người lớn và trẻ em là niềng răng cho người lớn mất nhiều thời gian hơn vì xương ở người trưởng thành đã cố định, không còn phát triển như xương trẻ em.

Niềng răng có đau không?

Thật không may, những áp lực mà dụng cụ khí cài gây ra cho răng sẽ khiến bạn có cảm giác đau nhức, mặc dù không làm răng tổn thương. Ngoài ra, bạn có thể bị loét bên trong nướu và trên môi. Súc miệng bằng dung dịch nước muối sẽ giúp giảm bớt áp lực và đau đớn. Tất cả các tác dụng phụ này sẽ giảm dần sau một vài tuần.

Một khó khăn khác bạn cần khắc phục là vấn đề ăn uống và vệ sinh răng miệng. Bạn vẫn phải dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn và chải răng 2 lần/ngày. Song việc làm này sẽ tốn thời gian hơn. Việc phát âm cũng sẽ hơi khó khăn, nhưng khi nghĩ tới mục tiêu cuối cùng là có được hàm răng đẹp, bạn sẽ có thêm động lực để cố gắng.

Thời gian niềng răng mất bao lâu?

Thời gian cần thiết để thực hiện một ca niềng răng không giống nhau ở mỗi người, phụ thuộc vào tình trạng răng, sức khỏe của răng, nướu và xương hàm, cũng như bệnh nhân có tuân thủ đúng hướng dẫn của nha sĩ hay không.

Thông thường, bạn phải mất từ 1-3 năm cho một ca điều trị. Sau khi tháo niềng, hầu hết bệnh nhân sẽ phải đeo hàm duy trì suốt 6 tháng đầu, và đeo trong lúc ngủ suốt nhiều năm sau đó.

Trung bình mỗi tháng 1 lần, bạn sẽ phải đến gặp nha sĩ để đảm bảo niềng răng đang tạo áp lực ổn định trên răng. Bạn cũng sẽ được điều chỉnh dây cung, lò xo hoặc dây cao su của mắc cài để phù hợp với tình trạng răng ở từng thời điểm.

Chi phí niềng răng là bao nhiêu?

Tùy từng trường hợp chỉnh sửa răng mà chi phí niềng răng sẽ khác nhau. Trung bình một ca niềng sẽ tốn khoảng 50-100 triệu đồng.

Chăm sóc răng thế nào sau khi tháo niềng?

Sau khi niềng răng xong, răng của bạn sẽ được làm sạch hoàn toàn. Nha sĩ có thể đề nghị chụp X-quang để xem răng có thẳng được như ý muốn và có răng khôn nào phát triển không.

Nếu có, bạn sẽ phải nhổ chiếc răng khôn chuẩn bị mọc đó để phòng trường hợp răng khôn mọc lệch, ảnh hưởng đến những chiếc răng thẳng xung quanh.

Có thể bạn quan tâm

Nhập từ khóa tìm kiếm