Răng khôn là gì? Phương án xử lý sao cho hiệu quả?

Mọc răng khôn là một trong những nỗi ám ảnh của khá nhiều người ở độ tuổi trưởng thành, bởi nếu răng mọc lệch, mọc ngầm kéo dài sẽ gây đau nhức, sưng viêm rất khó chịu. Do đó, rất nhiều người thắc mắc răng khôn là gì? Có nên nhổ răng khôn không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc về răng khôn để giúp bạn có cái nhìn tổng quan và đưa ra quyết định chính xác nhất.

1. Răng khôn là gì?

Răng khôn – là tên thường gọi của răng số 8 hay răng cối lớn thứ ba, mọc ở phía trong cùng của mỗi bên hàm. Chiếc răng này thường mọc ở độ tuổi từ 17 đến 25.

Răng khôn thường mọc ở vị trí cuối cùng, nằm sau răng số 7 và sát vách hàm.
Theo khoa học, con người sẽ có 32 cái răng: 14 răng hàm trên, 14 răng hàm dưới và 4 răng khôn mọc sau cùng. Trong đó, 2 cái răng khôn mọc ở hàm trên và 2 cái ở hàm dưới, có thể mọc ngược về phía xương hàm và đâm thẳng về phía răng hàm lớn thứ 2 bên cạnh; hoặc mọc bình thường, nhú lên khỏi lợi một phần thì ngưng mọc vĩnh viễn.

Trên thực tế không phải ai cũng mọc đầy đủ 4 răng khôn. Có khá nhiều trường hợp chỉ mọc 1, 2, 3 chiếc răng khôn hoặc không mọc chiếc nào.

2. Răng khôn có tác dụng gì không?

Nếu răng khôn mọc thẳng như các răng bình thường thì nó sẽ hỗ trợ chức năng ăn nhai, tăng khả năng nghiền nát thức ăn tốt hơn, hàm cũng trở nên khỏe mạnh hơn.

Tuy nhiên, đa phần do răng khôn thường mọc lệch, mọc kẹt trong xương hàm, xô lấn răng cối số 7 kề cạnh gây ra cảm giác đau nhức, sưng tấy trong miệng. Khi đó tác dụng của răng khôn không thể nhai thức ăn, mà thậm chí còn trở thành “nỗi ám ảnh” của nhiều người.

3. Dấu hiệu nào cho thấy răng khôn đang mọc?

Thông thường khi mọc, răng khôn sẽ gây đau, nhức vùng góc trong hàm. Lúc này, bạn nên đến phòng nha để chụp phim, kiểm tra tình trạng răng mọc. Ngoài ra, còn có một số trường hợp răng khôn mọc ngầm đâm và làm hư răng số 7. Đến khi phát hiện thì răng số 7 đã “không thể cứu vãn”.

Trường hợp răng khôn mọc thẳng hoàn thiện, đủ chỗ ở hàm trên nhưng vị trí hàm dưới tương ứng lại không có răng khôn sẽ gây mất cân đối khớp cắn, dẫn đến tổn thương nướu và lợi hàm đối diện.
Tốt nhất, khi nhận thấy răng khôn đang bắt đầu nhú lên, bạn nên đến phòng khám nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và xử lý, nhằm ngăn ngừa biến chứng mọc răng khôn ngay từ sớm.

4. Khi nào nên nhổ răng khôn?

Với thắc mắc có nên nhổ răng khôn không? Bác sĩ cho biết không phải mọi trường hợp mọc răng khôn đều cần phải nhổ. Trước khi quyết định có nên nhổ răng khôn hay không, bác sĩ sẽ thăm khám kỹ càng và chụp phim X-quang để xác định hướng mọc cũng như tình trạng của các mô xung quanh.

Trường hợp KHÔNG NÊN nhổ răng khôn:
Với răng khôn không đau, mọc ở ở vị trí thẳng đứng và có chức năng bình thường thì không cần nhổ.
Răng khôn liên quan trực tiếp đến một số cấu trúc quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh…
Bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính về tim mạch, rối loạn đông cầm máu, đái tháo đường hoặc phụ nữ mang thai.
Trường hợp NÊN nhổ răng khôn:

Răng khôn mọc sai vị trí gây đau nhức:
Răng khôn bị xiên lệch hoặc mọc ngang gây đau nhức, sưng tấy, khó cử động cơ hàm, rất khó chịu. Chưa kể răng khôn mọc sai vị trí có thể gây viêm nhiễm rễ dây thần kinh, dẫn đến nhiễm trùng. Để tránh viêm nhiễm lây lan, bạn cần nhổ ngay chiếc răng khôn này.

Răng khôn mọc ngầm gây viêm nướu:
Răng mọc chưa hoàn thiện và bị mắc kẹt ở trong nướu răng sẽ khiến cho phần nướu bị đau nhức. Trong lúc ăn uống có cặn thức ăn bám dính vào vị trí này, tạo thành ổ viêm nhiễm nướu với các biểu hiện chảy máu răng, đau rát nướu… Nếu không phát hiện kịp thời, các ổ viêm bám sâu vào chân răng, tủy răng cũng như gây hoại tử xương hàm nghiêm trọng. Trường hợp này bạn cần điều trị ngay nhé!

Răng khôn bị sâu:
Răng khôn sau khi mọc vẫn có thể bị sâu răng, với biểu hiện là bề mặt răng hình thành các lỗ hỏng hoặc xuất hiện đốm nâu, đen – hệ quả do quá trình hủy khoáng của hại khuẩn. Tình trạng sâu răng khôn không chỉ gây đau nhức, mô nướu bao xung quanh bị viêm đỏ và phù nề mà còn khiến hơi thở có mùi, thậm chí còn lây lan sang răng số 7 và ngược lại.

Nhổ răng khôn dự phòng:
Những đối tượng như phụ nữ có ý định mang thai, thuỷ thủ chuẩn bị đi xa… cần nhổ răng khôn dự phòng, tránh được các biến chứng trong khoảng thời gian không mong muốn. Khi gặp các trường hợp trên, bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên tình trạng răng, những ảnh hưởng của chúng với sức khỏe có nghiêm trọng hay không, sau đó đưa ra chỉ định nhổ răng khôn đúng thời điểm.

Với những trường hợp trên, răng khôn nếu không được nhổ sẽ dễ gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của khách hàng.

Tuy nhiên, nhiều người có tâm lý sợ đau nên vẫn còn chần chừ trong việc nhổ răng khôn. Thế nhưng với sự tiến bộ của nha khoa hiện đại, tiến trình nhổ răng khôn không đau như mọi người vẫn nghĩ.

Tại Nha khoa Diamond, bạn có thể chọn lựa việc phẫu thuật được tiến hành bằng cách gây tê tại chỗ hay tiền mê (dành cho các bệnh nhân có vấn đề về tâm lý). Quá trình nhổ răng khôn sẽ được tiến hành trong phòng tiểu phẫu riêng biệt, đảm bảo vô trùng trong suốt quá trình nhổ răng.

Nhập từ khóa tìm kiếm