Răng mọc lệch: Nguyên nhân, hệ quả và giải pháp điều trị
Không ít phụ huynh tìm đến nha sĩ với mong muốn khắc phục tình trạng răng mọc lệch của con, giúp con lấy lại tự tin với hàm răng đều đẹp, cũng như loại bỏ nguy cơ bệnh răng miệng tiềm ẩn. Với kinh nghiệm hơn 10 năm chỉnh sửa thành công hàng trăm ca răng mọc lệch ở trẻ em, chúng tôi mong muốn chia sẻ những thông cơ bản nhất về trường hợp răng sai lệch này để cha mẹ phát hiện và điều trị kịp thời.
1. Những dấu hiệu cho thấy răng trẻ mọc lệch
Tình trạng răng mọc lệch thường xuất hiện ở trẻ đang trong giai đoạn thay răng. Cụ thể, cha mẹ cần để ý những dấu hiệu cho thấy răng của con đang có chiều hướng mọc lệch sau đây:
Răng mọc lộn xộn, chen chúc, răng mọc lệch hàm trên, hàm dưới.
Răng hô, trẻ ngậm miệng không kín, ngủ há miệng.
Răng móm, khi trẻ cười chỉ thấy hàm dưới.
Khớp cắn hở, hàm trên và dưới cách xa nhau.
Khớp cắn sâu, khi trẻ cười chỉ thấy hàm trên.
Khớp cắn chéo, một hay nhiều răng mọc không đúng vị trí khớp cắn.
Răng thưa, khe hở giữa các răng to.
Các tình trạng răng mọc lệch
Khi thấy con có dấu hiệu răng mọc lệch, phụ huynh nên dẫn trẻ đến nha sĩ để kịp thời điều trị giúp trẻ có nụ cười khỏe đẹp khi trưởng thành.
2. Nguyên nhân khiến răng bị mọc lệch
Trường hợp răng mọc lệch chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân bẩm sinh và di truyền có thể kể đến sau đây:
Sự mất cân xứng giữa răng và hàm: Răng lớn, hàm nhỏ hoặc ngược lại.
Do di truyền: Nét mặt hô hay móm từ cha mẹ, xương hàm phát triển quá mức hoặc kém phát triển.
Mất răng sữa sớm: Một trong những chức năng của bộ răng sữa là hướng dẫn cho các răng vĩnh viễn mọc đúng trên cung hàm. Việc mất răng sữa sớm sẽ khiến cho răng vĩnh viễn mọc lệch, kẹt, xoay và chen chúc.
Ngoài những yếu tố di truyền, bẩm sinh thì những thói quen xấu cũng có khả năng dẫn đến tình trạng trẻ mọc răng lệch, như:
Mút tay.
Nghiến răng làm mòn men răng, vỡ men bờ cắn dẫn đến cắn sâu.
Thở bằng miệng.
Đẩy lưỡi, mút môi, bú bình… sẽ làm thay đổi cân bằng của môi trường miệng gây ra các sai lệch về khớp cắn.
3. Ảnh hưởng của răng bị mọc lệch
Về lâu dài, răng mọc lệch gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của trẻ, cụ thể như:
3.1. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt
Răng lệch lạc, mọc không đều làm giảm sự cân xứng của hàm răng, gây mất thẩm mỹ khuôn miệng khiến trẻ e ngại khi cười nói. Tệ hơn, trường hợp răng lệch do sai khớp cắn còn làm bé không thể khép được miệng bình thường, dẫn đến tâm lý tự ti với bạn bè.
3.2. Suy giảm chức năng ăn nhai
Răng bé mọc lệch gây sai lệch khớp cắn, khiến hoạt động ăn nhai trở nên bất tiện. Ngoài ra, trường hợp răng này còn là nguyên nhân dẫn đến đau khớp thái dương, nghiến răng thường xuyên,… Lâu ngày, khả năng ăn nhai của trẻ bị giảm sút kèm theo nguy cơ gây hại cho sức khỏe và khả năng phát triển toàn diện của trẻ.
3.3. Tăng nguy cơ bị mắc phải những bệnh lý liên quan đến răng miệng
Tình trạng răng mọc lệch khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn, dẫn đến các vụn thức ăn và các mảng bám bị giữ lại trên các kẽ hở răng. Điều này làm tăng nguy cơ hình thành các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu,…
Việc can thiệp điều trị tình trạng răng mọc lệch, cắn chéo ngay từ sớm sẽ giúp khắc phục tối ưu về thẩm mỹ lẫn chức năng ăn nhai, cũng như ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng.
3.4. Phát âm sai
Việc phát âm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự phối hợp giao thoa giữa răng, môi và lưỡi. Vì thế khi răng mọc chen chúc nhau, đặc biệt là răng cửa mọc lệch có thể khiến trẻ gặp tình trạng nói ngọng, nói đớt, gây thiếu tự tin khi giao tiếp.
4. Thời điểm nào tốt nhất để có thể phát hiện ra trẻ bị mọc lệch răng?
Giai đoạn thay răng 6 – 12 tuổi là thời điểm “vàng” để cha mẹ theo dõi, phát hiện sớm những bất thường làm răng lệch lạc, chen chúc, cũng như can thiệp kịp thời giúp trẻ thay răng thuận lợi an toàn, có nụ cười đẹp khỏe khi trưởng thành.
Giai đoạn từ 6 đến 12 tuổi là lúc những chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên của trẻ xuất hiện, bộ răng sữa dần được thay thế và xương hàm cũng đang tăng trưởng. Trong thời kỳ này, những thói quen xấu từ thời thơ ấu như bú bình kéo dài, mút ngón tay… sẽ làm thay đổi hình thái xương hàm và ảnh hưởng đến sự mọc răng.
Bên cạnh đó, số răng vĩnh viễn nhiều hơn răng sữa 12 chiếc với kích thước cũng to hơn. Vì thế, khi răng vĩnh viễn hình thành có thể gây tình trạng chen chúc, lệch lạc. Chưa kể, việc chăm sóc, vệ sinh răng chưa tốt có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ mất răng sữa sớm và tăng khả năng mọc răng vĩnh viễn không đều.
Đây là những lý do giải thích cho tình huống nhiều trẻ có răng sữa mọc đều nhưng lại xuất hiện tình trạng răng xiên lệch sau khi thay răng.
5. Giải pháp khắc phục các trường hợp răng mọc lệch
Hiện nay, có 2 phương pháp chỉnh nha được áp dụng phổ biến để khắc phục tình trạng răng bé mọc không đều, lệch lạc.
5.1. Sử dụng khí cụ (6 – 12 tuổi)
Phương pháp này được áp dụng cho trẻ từ 6 – 12 tuổi mọc răng lệch, có xương hàm sai lệch như móm xương, hô xương,… Cụ thể, bác sĩ tiến hành điều trị kết hợp với các khí cụ chỉnh nha nhằm can thiệp chỉnh nha từ sớm.
Ba Mẹ có con gặp phải tình trạng hô xương hàm khi gặp Bác sĩ thường chia sẻ với một tone giọng trầm lắng “Bác sĩ ơi sao mà bé nhà tôi hô giữ vậy!!” Ngắm nhìn những đứa trẻ tuổi thần tiên vô tư bên các bạn học, vừa…
Trong đó, bộ 4 khí cụ được sử dụng bao gồm:
Khí cụ chỉnh hình chức năng cho bé EF được sử dụng để điều chỉnh những lệch lạc răng và xương hàm như răng chen chúc, lệch lạc, cắn hở, cắn sâu và nhô xương hàm trên. Khi điều trị với khí cụ này, trẻ cần mang tối thiểu 2 giờ ban ngày và duy trì đeo suốt thời gian ngủ đêm.
Khí cụ nắn chỉnh xương hàm hô cho trẻ HEADGEAR có công dụng kiểm soát hoặc kích thích mức độ tăng trưởng của xương hàm trên và dưới nhằm giúp xương hàm phát triển hài hòa, giúp răng mọc đúng khớp cắn, làm giảm mức độ hô xương của trẻ. Thời gian trẻ mang khí cụ HEADGEAR tối thiểu từ 10 – 12 giờ mỗi ngày.
Khí cụ nắn chỉnh xương hàm móm cho bé Facemask được áp dụng để nắn chỉnh xương hàm móm cho bé. Cơ chế áp dụng của loại khí cụ này là dùng lực kéo tựa vào trán và cằm để kéo xương hàm trên ra trước, cũng như kiểm soát sự phát triển của xương hàm dưới. Trẻ cần mang khí cụ Facemask ít nhất 8 – 12 tiếng/ngày vào buổi tối và ban đêm.
Khí cụ nong rộng cung hàm Quad – Helix được dùng cho trẻ từ 9 tuổi trở lên, có tác dụng cải thiện các trường hợp trẻ có cung hàm phát triển không đều, hẹp hàm, răng chen chúc, lệch lạc, hô, móm. Đồng thời, khí cụ này còn hỗ trợ tạo chỗ trống phù hợp cho răng vĩnh viễn trong quá trình trẻ thay răng, giúp điều chỉnh khung hàm phát triển cân đối.
5.2. Niềng răng
Với lựa chọn niềng răng, hiện nay có 2 phương pháp được sử dụng rộng rãi là niềng răng mắc cài cố định và niềng răng trong suốt Invisalign.
5.2.1. Niềng răng mắc cài cố định cho trẻ
Phương pháp này áp dụng gắn mắc cố định bằng kim loại hoặc sứ lên răng của trẻ từ 10 – 12 tuổi sau khi đã chỉnh xương xong với khí cụ (thời gian chính xác còn tùy thuộc vào điều trị của bác sĩ tại phòng khám). Tùy theo mức độ sai lệch răng của bé, quá trình niềng răng có thể kéo dài từ 1 – 2 năm.
Ưu điểm của niềng răng mắc cài là đem lại hiệu quả cao trên nhiều tình trạng sai lệch răng, lệch khớp cắn với mức giá trung bình. Dù vậy, phương pháp này kém thẩm mỹ hơn niềng răng trong suốt do lộ mắc cài và dây chun, đồng thời gây cảm giác vướng víu, không thoải mái cho trẻ.
5.2.2. Niềng răng trong suốt Invisalign cho bé
Đây được xem là phương pháp chỉnh nha kỹ thuật số tạo nên những bước dịch chuyển răng hiệu quả nhất trong ngành nha khoa hiện nay. Khay niềng được thiết kế riêng theo dấu hàm và kích thước răng của bé nhằm ôm sát răng và tác động lực giúp di chuyển răng theo lộ trình điều trị của bác sĩ.
Ưu điểm của niềng răng trong suốt Invisalign là có tính thẩm mỹ cao, giúp bé tự tin hơn khi giao tiếp. Việc ăn uống của trẻ cũng trở nên dễ dàng hơn, không còn sợ dây cung hay mắc cài đâm vào môi. Đồng thời, trẻ có thể tháo khay niềng mỗi lần ăn uống, sau đó dễ dàng vệ sinh để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Niềng răng trong suốt Invisalign có độ thẩm mỹ và an toàn cao, loại bỏ cảm giác vướng víu vì các khí cụ mang lại kết quả chỉnh nha như ý.
Niềng răng mọc lệch bằng khay trong suốt Invisalign được áp dụng cho những trường hợp:
Ở giai đoạn trẻ thay chiếc răng cuối cùng, khi bé đến độ tuổi 10 – 11 tuổi.
Sau khi trẻ đã kết thúc quá trình điều chỉnh sai lệch xương (nếu có).
Trường hợp trẻ bị hẹp hàm nhẹ hoặc những sai lệch như răng mọc lệch, chen chúc, thưa, hô hoặc móm do răng.