Tìm hiểu về quy trình cấy ghép răng implant
Quy trình cấp ghép răng implant là thủ thuật thay thế chân răng nhân tạo bằng kim loại nhằm thay thế một hay nhiều răng bị mất đi. Điều này giúp mang lại lợi ích về ăn nhai như răng thật, tránh tiêu xương ảnh hưởng đến cấu trúc hàm và mang lại tính thẩm mỹ cao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ thuật trồng răng implant nhé.
Những lưu ý trước khi cấy ghép răng implant
Nhằm đảm bảo kết quả cuối cùng tốt nhất có thể, bạn nên lưu ý hai vấn đề sau trước khi quyết định trồng răng implant tại bất kỳ trung tâm nào.
1. Chú ý lựa chọn phòng khám uy tín
Để biết một phòng khám nha khoa chuyên cấy ghép răng implant có uy tín hay không, bạn hãy kiểm tra xem đơn vị này có đáp ứng đầy đủ các yếu tố dưới đây không nhé:
Đã được bộ Y tế Việt Nam cấp phép hoạt động.
Đội ngũ bác sĩ có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong việc điều trị bằng phương pháp implant để có thể kiểm soát tốt mọi tình huống, đồng thời đủ khả năng đưa ra hướng giải quyết kịp thời nếu bất kỳ biến cố nào phát sinh.
Cơ sở vật chất hiện đại, tân tiến nhằm nâng cao tỷ lệ implant thành công.
Phòng khám nha khoa có chế độ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng tốt.
2. Chọn loại cấy ghép implant phù hợp theo nhu cầu
Tùy vào nhu cầu của từng người bệnh, các chuyên gia sẽ giới thiệu cho họ những loại implant khác nhau. Nhìn chung, chúng được phân ra thành hai nhóm chính, bao gồm:
Nhóm implant tối ưu hóa chi phí
Loại implant này thường có chi phí vừa phải, phù hợp với những người không dư dả về mặt kinh tế. Tuy nhiên, nhược điểm của nhóm này là thời gian điều trị tương đối dài, có thể từ 2 – 6 tháng hoặc hơn, tùy theo thể trạng đặc thù của mỗi người trồng răng.
Nhóm implant tối ưu hóa thời gian điều trị
Vì tính chất công việc, ví dụ như thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, đi công tác…, một số người sẽ cần đẩy nhanh tiến trình điều trị. Lúc này, các loại implant như Implant Nobel Active hay Implant ETK Active sẽ là lựa chọn lý tưởng.
Theo các bác sĩ nha khoa, thời gian điều trị cho những loại implant này chỉ kéo dài 1 – 3 tuần. Ngoài ra, so với nhóm implant tối ưu hóa chi phí, chi phí cấy ghép răng implant trong thời gian ngắn có thể cao hơn rất nhiều. Nhìn chung, hầu hết các loại implant hiện tại đều có ưu, nhược điểm riêng. Bạn nên tham vấn cùng bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn đúng loại implant phù hợp với nhu cầu của bản thân, từ đó đảm bảo kết quả điều trị.
Quy trình cấy ghép răng implant gồm những giai đoạn nào?
Giai đoạn trước khi trồng răng implant
Trong suốt quá trình thực hiện quy trình cấy ghép răng implant, cần có sự tham gia của các chuyên gia bao gồm:
Bác sĩ chuyên khoa về răng, hàm, mặt
Nha sĩ chuyên điều trị nướu và xương
Nha sĩ chuyên thiết kế và lắp răng nhân tạo
Bác sĩ tai, mũi, họng
Trồng răng implant đòi hỏi nhiều công đoạn quan trọng khác nhau, vì thế bạn phải được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi thực hiện bằng cách:
Khám tổng quát răng miệng: Bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu, huyết áp, chụp X-quang, hình ảnh 3D vùng hàm mặt và tạo mô hình răng hàm cho bạn.
Kiểm tra tiền sử y tế: Bạn cần thông báo cho bác sĩ về bệnh lý và loại thuốc đang dùng bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và thực phẩm bổ sung. Nếu bạn mắc bệnh tim hoặc đã từng cấy ghép chỉnh hình, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh trước khi phẫu thuật để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
Lập kế hoạch điều trị: Dựa vào kết quả kiểm tra bên trên, bác sĩ sẽ lập kế hoạch tùy thuộc vào tình trạng của bạn về số implant cần đặt, loại phục hình, kỹ thuật đặt phù hợp…
Để kiểm soát cơn đau trong suốt quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ tư vấn và thảo luận cùng bạn về việc sử dụng thuốc giảm đau, gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân. Sau đó sẽ dặn dò bạn về chế độ ăn uống, lưu ý trước khi phẫu thuật. Bạn nên có người thân đi cùng để hỗ trợ đưa về nhà sau khi quy trình cấy ghép răng implant hoàn thành.
Các giai đoạn trồng răng implant
Thời gian cấy ghép implant có thể mất tới vài tháng, hầu hết cho việc hồi phục và sự phát triển của xương mới trong hàm.
1. Ghép xương hàm (tái tạo xương)
Nếu xương hàm không đủ dày hoặc quá mềm, bạn cần được ghép xương trước khi phẫu thuật cấy ghép nha khoa. Khi bạn mất răng, xương hàm bị tiêu đi khiến kích thước xương hàm nhỏ lại và không đủ chắc để giữ implant.
Một số trường hợp cần ghép xương bao gồm:
Viêm nha chu
Chấn thương hàm
Mất răng đi kèm tiêu xương hàm
Tùy mỗi người có tốc độ tiêu xương nhanh chậm khác nhau, không phải bất kỳ tình trạng tiêu xương nào cũng đều phải ghép khi thực hiện quy trình cấy ghép răng implant. Bạn sẽ được ghép xương chỉ khi lượng xương tiêu quá nhiều, không đủ để cấy implant.
Các vật liệu ghép xương có thể được sử dụng để xây dựng lại xương hàm có thể bao gồm:
Ghép xương nhân tạo: Loại xương này được cấy vào vùng thiếu xương để xương cơ thể phát triển sau đó sẽ tự tiêu tan.
Ghép xương tự thân: Xương được lấy từ một vị trí trong chính cơ thể bạn, vì thế sẽ dễ dàng tích hợp và phát triển nhanh chóng.
Thông thường, hầu hết các loại xương ghép đều mất vài tháng để xương mới đủ phát triển, hỗ trợ việc cắm implant. Bạn hãy thảo luận cùng bác sĩ để được tư vấn về việc lựa chọn loại xương ghép phù hợp với tình trạng của bạn.
2. Đặt implant nha khoa
Trong quá trình phẫu thuật đặt implant, bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo vết cắt để mở nướu để lộ vùng xương. Sau đó sẽ khoan lỗ sâu vào trong xương để đặt trụ kim loại cấy ghép nha khoa, trụ này sẽ đóng vai trò là chân răng.
Độ dài của trụ implant không vượt quá bề mặt xương hàm. Điều này sẽ giúp bảo vệ implant khỏi tác động của lực nhai trong quá trình lành xương.
Sau khi cấy implant, hàm của bạn vẫn sẽ có một khoảng trống răng bị mất. Bác sĩ có thể đưa bạn một loại hàm giả tạm thời, bạn có thể tháo ra trong trường hợp làm sạch hoặc trong khi ngủ. Quá trình này có thể từ 2 – 6 tháng để implant tích hợp vào xương.
3. Đặt chốt abutment
Khớp nối abutment là vật liệu để kết nối trụ implant và mão răng. Việc đặt chốt abutment có thể được lựa chọn thực hiện vào 2 thời điểm khác nhau như:
Đặt cùng lúc với implant
Thời điểm đặt này sẽ không cần phải phẫu thuật lần 2 bỏ nướu bên trên để làm răng lộ implant. Tuy nhiên implant cần có thời gian để lành thương cho quá trình tích hợp xương.
Vì thế, bạn cũng cần bảo vệ chốt abutment tránh các tác động lực nhai, đảm bảo cho xương được tích hợp và hồi phục.
Đặt sau khi implant tích hợp vào xương
Sau khoảng thời gian đã định trước, bác sĩ sẽ kiểm tra implant đã được tích hợp vào xương thành công chưa bằng cách mổ lớp nướu che phủ bên trên. Sau đó sẽ đặt abutment lên trên implant. Nướu sẽ từ từ lành vết thương xung quanh trụ này.
Sau khi đặt chốt abutment, thông thường cần khoảng 2 tuần để mô nướu lành vết thương xung quanh abutment trước khi có thể gắn răng nhân tạo.
4. Phục hình răng
Khi nướu đã lành, bác sĩ sẽ kiểm tra và lấy dấu bằng các vật liệu chuyên biệt cho phục hình trên implant và chọn màu răng sứ tự nhiên phù hợp.
Sau đó toàn bộ các thông tin phục hình sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm để làm răng sứ. Đến khi hoàn thành, bác sĩ sẽ thử gắn răng vào implant, điều chỉnh sao cho đúng khớp cắn và sau đó có thể vặn chặt răng sứ bằng ốc vặn.
Giai đoạn sau cấy ghép răng implant
Trong suốt thời gian thực hiện, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ của trồng răng implant như:
Chảy máu
Sưng nướu và mặt
Đau vùng cấy ghép
Bầm tím da và nướu
Bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau hoặc kháng sinh sau phẫu thuật để giúp cải thiện triệu chứng khó chịu. Nếu tình trạng sưng, khó chịu hoặc bất kỳ vấn đề nào trở nên ngày càng trầm trọng hơn sau khi cấy ghép răng implant, hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được xử lý kịp thời cũng như ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Chăm sóc răng miệng sau khi cấy ghép răng implant là rất quan trọng để tránh các biến chứng cũng như bảo tồn độ bền của implant, hãy nhớ tái khám và kiểm tra định kỳ để tránh mọi rủi ro. Một số biện pháp chăm sóc implant tại nhà bao gồm:
Tránh sử dụng các sản phẩm thuốc lá
Vệ sinh răng miệng đều đặn 2 lần/ ngày
chăm sóc răng miệng sau khi cấy implant
Tránh thói quen xấu ảnh hưởng răng miệng như nhai đá hoặc kẹo cứng
Ăn những món ăn mềm, dễ nuốt để tránh đau khi tiếp xúc vùng cấy ghép.
Một số rủi ro tiềm ẩn sau khi cấy ghép răng implant
Tuy các chuyên gia đánh giá cao tính an toàn của thủ thuật trồng răng implant, nhưng đôi khi, một vài biến chứng vẫn có nguy cơ phát sinh. Chúng có thể kể đến như:
Chảy máu ở vị trí cấy implant
Hiện tượng chảy máu sau khi quy trình cấy ghép răng implant hoàn thành là điều bình thường. Tình trạng này có thể nhanh chóng tự khỏi mà không cần đến sự can thiệp y tế. Tuy nhiên, nếu chảy máu vẫn tiếp tục kéo dài 1 – 2 ngày sau đó, bạn cần tìm gặp nha sĩ ngay lập tức để được chữa trị kịp thời.
Viêm nhiễm ở khu vực ghép trụ Implant
Sau ca phẫu thuật, nếu bạn bắt gặp các triệu chứng như đau nhức hay sưng nướu ở khu vực ghép trụ implant, rất có thể biến chứng viêm nhiễm đã xảy ra. Nguyên nhân chủ yếu đến từ hai yếu tố sau:
Chăm sóc răng implant không đúng cách.
Không tuân thủ chỉ định của nha sĩ, chẳng hạn như sử dụng chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá…) trong thời gian điều trị.
Đối với trường hợp này, bạn cần được điều trị y tế ngay lập tức để tránh phát sinh thêm vấn đề phức tạp hơn.
Tổn thương các mô xung quanh
Đôi khi, việc cấy ghép răng implant có thể vô tình gây tổn thương cho những bộ phận lân cận, ví dụ như:
Răng: thao tác khoan trong quy trình cấy ghép răng implant có thể làm hỏng mão răng hoặc gây ảnh hưởng tiêu cực đến những chiếc răng xung quanh khu vực implant.
Tổn thương dây thần kinh: quá trình khoan cũng có khả năng tác động đến các dây thần kinh, dẫn đến cảm giác đau nhức và tê ngứa ở môi, lưỡi, lợi hoặc thậm chí là cằm. Các triệu chứng này có xu hướng trở nặng khi bạn nhai hoặc nói chuyện.
Gãy xương hàm: chủ yếu xảy ra khi người trồng răng implant không đủ xương hoặc xương không đủ dày để cấy ghép.
Biến chứng do cắm implant sai vị trí
Sự sai lệch trong vị trí cắm implant có nguy cơ khiến implant bị gãy, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng của răng, lực nhai và cả khả năng phát âm.
Dịch vụ implant đòi hỏi tay nghề bác sĩ cao cũng như phòng khám phải có đủ chất lượng để đáp ứng trong quá trình phẫu thuật. Vì thế, bạn cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ, nha sĩ giỏi, tay nghề vững vàng để đảm bảo quá trình thực hiện được an toàn, hạn chế biến chứng sai sót có thể xảy ra.