Tìm hiểu về quy trình trám răng đạt chuẩn nha khoa

Tìm hiểu về quy trình trám răng đạt chuẩn nha khoa

Để điều trị sâu răng, nha sĩ sẽ loại bỏ phần răng sâu và sau đó lấp đầy lỗ hổng trên răng bằng vật liệu nha khoa thích hợp. Quá trình đó được gọi là trám răng. Dịch vụ trám răng cũng được dùng để phục hình răng bị nứt, vỡ hay răng bị mài mòn do những thói quen xấu như nghiến răng, cắn móng tay.

Vì sao nên trám răng?

Một số lý do để bạn cân nhắc đến việc trám răng gồm:

Răng bị gãy
Bạn bị sâu răng
Để giảm đau răng
Ngăn răng bị đổi màu
Phục hồi khả năng nhai của răng
Có nhu cầu phục hình thẩm mỹ cho răng
Ngăn ngừa mất răng, gãy răng hoặc sâu răng

Những vật liệu nào dùng để trám răng?

Hiện nay có rất nhiều vật liệu khác nhau được sử dụng để trám răng. Vị trí và mức độ sâu răng, chi phí trám răng và bảo hiểm bạn đang dùng sẽ là những cơ sở để nha sĩ khuyến nghị bạn nên trám bằng vật liệu nào để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Vật liệu tổng hợp composite: Trám răng bằng composite là phương pháp trám răng thẩm mỹ hiệu quả cao được nhiều người lựa chọn. Vật liệu composite có màu ngà gần giống với sắc răng tự nhiên nhưng nhược điểm là ít bền hơn, đặc biệt là nếu dùng để trám những chỗ sâu răng lớn.

Sứ: Vật liệu sứ có màu gần giống răng tự nhiên, sứ cũng có khả năng chống bám bẩn và ăn mòn tốt hơn so với vật liệu composite. Phương pháp trám bằng vật liệu này có thể ứng dụng đạt kết quả tốt nhất khi điều trị các răng hàm.
Vàng: Kim loại vàng mang lại vẻ sang trọng và cũng bị mài mòn chậm hơn so với những loại vật liệu khác. Tuy nhiên, chi phí trám răng bằng vàng thường đắt hơn các vật liệu khác. Bạn cũng thường sẽ phải tới nha sĩ hai lần để hoàn tất quy trình trám răng này.

GIC (Glass Ionomer Cement): GIC thường làm từ vật liệu acrylic và một thành phần của thủy tinh có tên gọi là fluoro aluminosilicate. Vật liệu GIC thường gắn rất chặt vào răng và giảm thiểu khả năng nứt ở chỗ vết trám. Thế nhưng, yếu tố thẩm mỹ của GIC không được xem là ưu tiên hàng đầu do màu sắc không giống màu răng tự nhiên.

Vật liệu trám amalgam có an toàn không?

Trong nhiều năm qua, vẫn còn nhiều nghi ngờ về vật liệu trám có màu bạc amalgam. Trong thành phần của vật liệu trám này có chứa thủy ngân và có những ý kiến cho rằng chúng ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra một số bệnh bao gồm Alzheimer, tự kỷ, đa xơ cứng.

Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA), FDA và nhiều tổ chức y tế cộng đồng cho biết chưa có bằng chứng nào cho thấy quá trình trám răng bằng amalgam gây hại đến sức khỏe người bệnh. Ngoài ra, không có bằng chứng khoa học đáng tin cậy để tuyên bố rằng nếu một người loại bỏ trám răng bằng amalgam sẽ chữa khỏi những bệnh trên.

Tuy nhiên, vào tháng 6 năm 2008, FDA đã thông báo rằng hỗn hợp nha khoa amalgam có chứa thủy ngân có thể gây ra tác dụng độc thần kinh trên trẻ em và thai nhi đang phát triển. Do đó, phụ nữ mang thai và những người có tình trạng sức khỏe khiến họ nhạy cảm hơn khi phơi nhiễm thủy ngân, bao gồm cả người có hàm lượng thủy ngân sinh học cao, thì nên thảo luận kỹ với nha sĩ để lựa chọn phương pháp điều trị nha khoa phù hợp.

Quy trình trám răng gồm những bước nào?

Trám răng trực tiếp và trám răng gián tiếp là hai kỹ thuật trám răng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Tùy vào tính chất của răng cần trám mà nha sĩ sẽ định hướng điều trị phù hợp cho bạn.

Trám răng trực tiếp
1. Gây tê lên khu vực xung quanh răng cần trám bằng thuốc gây tê cục bộ.

2. Loại bỏ phần răng bị tổn thương do sâu răng bằng máy khoan, dụng cụ mài mòn sử dụng khí hoặc tia laser. Những dụng cụ này sẽ được chọn dựa trên kinh nghiệm của nha sĩ cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị của phòng khám và vị trí, mức độ sâu răng.

3. Thăm dò và kiểm tra lại răng để đảm bảo sâu răng được loại bỏ hoàn toàn. Sau đó làm sạch vi khuẩn và các mảnh vụn có trong răng để chuẩn bị không gian trám.

4. Đổ vật liệu trám vào phần răng bị sâu đã được làm sạch. Sau khi chiếu laser, chỗ trám sẽ dần đông cứng lại trong khoảng 40 giây thông qua phản ứng quang trùng hợp.

5. Điều chỉnh lại vết trám, loại bỏ phần vật liệu trám dư thừa và làm nhẵn lại chỗ trám để loại bỏ cảm giác khó chịu.

Nếu sâu răng ở gần chân răng, nha sĩ có thể đặt một lớp lót bằng vật liệu glass ionomer, composite… để bảo vệ dây thần kinh. Sau khi quá trình trám răng hoàn thành, răng sẽ được đánh bóng.

Thời gian điều trị: Quy trình trám răng trực tiếp thông thường sẽ kéo dài khoảng 20 – 30 phút và thay đổi tùy theo tình trạng răng và vật liệu trám.

Trám răng gián tiếp
Trám răng gián tiếp được thực hiện khi cấu trúc răng không đủ tốt để trám trực tiếp nhưng răng lại chưa bị tổn thương nghiêm trọng đến mức phải bọc răng. Kỹ thuật này cũng tương tự như trám răng composite hay những vật liệu khác, tuy nhiên khuôn trám được thực hiện trong phòng thí nghiệm của phòng khám.

Để trám răng gián tiếp, bạn phải đến gặp bác sĩ 2 lần:

Lần hẹn thứ nhất: Phần trám cũ hoặc sâu răng sẽ được loại bỏ và làm vệ sinh sạch sẽ. Sau đó, nha sĩ sẽ lấy dấu răng để có được hình dáng của chiếc răng cần được trám và các răng xung quanh. Bản dấu răng này sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để các chuyên viên tiến hành thực hiện miếng trám gián tiếp. Trong khi chờ đợi đến lần khám tiếp theo, bạn sẽ được đặt một miếng trám tạm thời để bảo vệ răng.
Ngoài ra, nha sĩ có thể tiến hành làm miếng trám ngay tại phòng khám nha khoa và răng bạn được phục hồi chỉ trong một lần khám. Loại inlay hay onlay được sử dụng sẽ phụ thuộc vào cấu trúc răng cũng như độ thẩm mỹ cho hàm răng.

Lần hẹn thứ hai: Nha sĩ sẽ loại bỏ miếng trám tạm thời và kiểm tra mức độ phù hợp của miếng trám gián tiếp. Sau khi mọi thứ đều ổn định, miếng trám gián tiếp sẽ được cố định vĩnh viễn trên răng bạn.
Thời gian điều trị: Mỗi lần hẹn sẽ kéo dài khoảng 30-45 phút.

Hiện nay, có hai hình thức trám gián tiếp là inlay và onlay. Trám inlay và onlay có độ bền lâu hơn so với hình thức trám trực tiếp truyền thống, có thể tồn tại lên đến 30 năm. Miếng trám có thể bằng composite, sứ hoặc kim loại như vàng, hỗn hống bạc (amalgam)…

Inlay: tương tự như trám răng bình thường, toàn bộ miếng trám thường nằm trong các rãnh, lỗ hổng ở trên bề mặt nhai của răng.

Onlay: bao phủ rộng hơn so với inlay, phủ lên bề mặt và cả cạnh bên của răng. Onlay đôi khi còn được gọi là mão răng một phần.

Khi nào cần phải trám răng tạm thời?

Trám tạm thời là biện pháp ngắn hạn, được thực hiện trong những trường hợp sau đây:

Trường hợp quy trình trám răng cần nhiều lần thăm khám mới hoàn thành, chẳng hạn như trám răng gián tiếp
Khi cần điều trị tủy răng
Giữ cho dây thần kinh trong răng ổn định nếu tủy bị kích thích
Cần điều trị một trường hợp nha khoa khẩn cấp khác như chữa một cơn đau răng.
Trám tạm thời chỉ là giải pháp bảo vệ răng trong thời gian ngắn. Miếng trám thường rơi ra hay bong tróc, mòn đi trong vòng một vài tháng. Vậy nên, bạn cần nhớ đặt lịch hẹn đến nha sĩ để trám răng vĩnh viễn, nếu không răng có thể bị nhiễm trùng hoặc gây ra nhiều biến chứng khó lường.

Cách chăm sóc răng sau khi trám

Nếu chăm sóc kỹ sau khi trám răng, miếng trám sẽ đạt được hiệu quả thẩm mỹ và duy trì được độ bền lâu hơn. Bạn nên lưu ý những điều không nên và nên làm sau đây:

Những điều bạn không nên làm

Sau khi trám răng, bạn cần tránh ăn uống trong vòng hai giờ đầu để miếng trám có đủ thời gian khô cứng. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý hạn chế những tác động quá mạnh đến chỗ trám để tránh làm chỗ trám bong tróc bằng cách:

Tránh ăn đồ quá cứng hay quá dai
Tránh ăn khi thức ăn còn quá nóng
Tránh dùng răng để cắn vật cứng
Tránh những đồ uống có màu sậm làm miếng trám bị xỉn màu

Những điều bạn nên làm

Chỗ trám răng cần được chú ý chăm sóc và vệ sinh đúng cách để đảm bảo hiệu quả và duy trì được độ bền lâu. Hãy tuân thủ theo những chỉ dẫn của nha sĩ và thực hiện một số lưu ý sau khi trám răng như:

Uống nhiều nước lọc
Súc miệng bằng nước muối
Đánh răng 2 lần sau mỗi bữa ăn
Dùng chỉ nha khoa để lấy vụn thức ăn
Dùng bàn chải lông mềm với lực chải vừa phải
Tái khám răng định kỳ theo lịch hẹn với nha sĩ
Sau khi trám, răng bạn có thể nhạy cảm hơn với không khí, thức ăn hay nhiệt độ. Nhưng thông thường, sau một vài tuần, răng sẽ trở lại bình thường và không cần dùng đến thuốc giảm đau. Tình trạng đau thường sẽ tự hết sau 1 – 2 tuần, còn nếu không, bạn nên sớm đến nha sĩ để kiểm tra nếu có vấn đề ở chỗ vết trám.

Bạn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để đảm bảo bạn nhận được vật liệu trám đảm bảo, quy trình vô trùng đúng kỹ thuật và lời khuyên chăm sóc đúng cách sau khi trám răng.

Nha Khoa Diamond Biên Hòa với đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bạn giải pháp nha khoa đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, trung tâm nha khoa còn cung cấp những phương pháp điều trị hiện đại bậc nhất cùng kỹ thuật gây tê đặc biệt. Nhờ đó, không chỉ có trám răng mà bạn còn được trải nghiệm các dịch vụ nha khoa tối ưu không gây đau đớn khó chịu mà lại tiết kiệm thời gian tối đa.

Có thể bạn quan tâm

Nhập từ khóa tìm kiếm