Trám răng là gì? Trám răng mất thời gian bao lâu?
Trám răng là một kỹ thuật nha khoa rất quen thuộc khi bạn muốn điều trị các vấn đề về răng như răng sâu, răng mẻ, răng thưa… để cải thiện thẩm mỹ và bảo đảm sức khỏe răng miệng. Đọc bài viết sau để tìm hiểu về dịch vụ trám răng tại Nha khoa Diamond.
Trám răng là gì?
Trám răng hay hàn răng là một kỹ thuật nha khoa sử dụng vật liệu nhân tạo để bổ sung vào phần mô răng bị thiếu. Trám răng có thể mang lại hiệu quả cả về tính thẩm mỹ lẫn cải thiện chức năng nhai.
Hầu hết mọi người đều có thể trám răng nếu gặp với bất kỳ vấn đề nào sau đây, bao gồm:
Sâu răng
Chăm sóc, vệ sinh răng miệng không tốt hoặc không đúng cách rất dễ gây sâu răng. Để đối phó với những lỗ sâu không quá nghiêm trọng trên răng, phần lớn bác sĩ sẽ đề xuất phương án điều trị bằng cách trám lỗ sâu lại. Phương pháp này không chỉ bảo vệ thẩm mỹ của răng mà còn duy trì khả năng nhai, đồng thời hạn chế sự tấn công của vi khuẩn.
Răng thưa
Tình trạng này có thể xảy ra từ khi bạn chào đời hoặc phát triển dần dần theo thời gian bởi nhiều yếu tố khác nhau. Đối với trường hợp này, trám răng được đánh giá là giải pháp hữu hiệu, an toàn và nhanh chóng nhất.
Răng mẻ do va chạm mạnh
Té ngã hoặc va chạm mạnh do tai nạn có thể dẫn đến vấn đề mẻ răng. Điều này khiến hàm răng không đồng đều, mất đi tính thẩm mỹ. Ngoài ra, răng mẻ còn gây cản trở trong việc ăn uống. Lúc này, các chuyên gia khuyến khích người bị mẻ răng nên áp dụng thủ thuật trám nhằm lấp đầy phần khiếm khuyết ở răng, từ đó khắc phục những vấn đề trên.
Răng xỉn màu, ố vàng
Những chiếc răng trắng sáng luôn có nguy cơ bị xỉn màu, ố vàng theo thời gian, đặc biệt nếu chúng không được chăm sóc đúng cách. Ngày nay, không ít người lựa chọn giải pháp trám răng thẩm mỹ để cải thiện tình trạng kém sắc này vì tính an toàn và hiệu quả nhanh chóng.
Những vật liệu nào dùng để trám răng?
Lỗ hổng trên răng có thể được lấp đầy bằng vàng, sứ, trám bạc (bao gồm thủy ngân trộn với bạc, thiếc, kẽm và đồng); vật liệu có màu giống răng thật hoặc một vật liệu trám có tên composite. Ngoài ra, còn có một vật liệu chứa các hạt thủy tinh có tên là glass ionomer, sử dụng tương tự như composite.
Tùy thuộc vào điều kiện và thẩm mỹ cá nhân mà bạn có thể lựa chọn vật liệu trám phù hợp nhất dành cho mình.
Quy trình trám răng
Hiện nay có hai kỹ thuật được áp dụng trong quy trình trám răng: trám răng trực tiếp và trám răng gián tiếp, nha sĩ sẽ hướng dẫn bạn chọn phương pháp nào tùy vào tình trạng răng.
Trám răng trực tiếp
Phương pháp trám răng truyền thống, chỉ mất một buổi khám là có thể hoàn thành. Nha sĩ sẽ đổ vật liệu trám vào phần răng bị sâu (đã được cạo sạch) và chiếu laser cho đông cứng lại trong khoảng 40 giây. Sau đó điều chỉnh và loại bỏ các vật liệu dư thừa. Cuối cùng là làm nhẵn và đánh bóng bề mặt trám để kết thúc quá trình.
Trám răng gián tiếp
Phương pháp trám răng hiện đại. Khác với cách truyền thống, nha sĩ sẽ sử dụng một miếng trám lên bề mặt răng tổn thương. Phương pháp này tốn 2 lần đến khám do nha sĩ phải lấy dấu hàm để tạo hình miếng trám theo kích thước lỗ hổng. Miếng trám này sẽ được gắn khít lên răng bằng xi măng chuyên dụng vào lần khám kế tiếp.
Trám răng gián tiếp bao gồm hai phương pháp là onlay và inlay.
Trám răng inlay
Inlay: Miếng trám nằm trên lỗ hổng hoặc rãnh của răng.
Trám răng onlay
Onlay: Miếng trám phủ lên bề mặt răng, còn gọi mão răng một phần
Trám răng có đau không?
Trám răng chỉ là những tác động bên ngoài răng lên những vùng bị tổn thương. Do đó, bạn hầu như sẽ không cảm thấy quá đau đớn hay khó chịu.
Đối với điều trị răng sâu, nha sĩ sẽ phải nạo vét các mô răng sâu truớc khi trám. Tuy nhiên, bạn sẽ được gây tê trong suốt quá trình trám răng nên cơn đau là hoàn toàn có thể kiểm soát được.
Bạn sẽ chỉ cảm thấy hơi ê buốt sau khi hết thuốc tê, nha sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau cho bạn.
Trám răng mất thời gian bao lâu?
Dịch vụ trám răng diễn ra tương đối nhanh và có thể hoàn thành ngay trong ngày chỉ với một liệu trình khoảng 15-45 phút. Tùy vào tình trạng răng của bạn mà khoảng thời gian này có thể thay đổi như:
Răng hư nhẹ: Răng sứt mẻ hay thưa nhẹ, răng mới phát hiện sâu và chưa ảnh hưởng đến tủy đều mất chỉ 15-20 phút.
Răng hư nặng: Nha sĩ sẽ phải nạo mô răng sâu trước khi gắn miếng trám lên phần răng hư tổn. Do đó, quy trình này mất khoảng 30-40 phút.
Răng hư nghiêm trọng: Khi răng hư đến tủy, bạn cần phải điều trị tủy răng trước và nha sĩ sẽ trám lại vùng răng bị tổn thương.
Trám răng có bền không?
Thật ra, miếng trám răng tồn tại được bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề bác sĩ, chất lượng phòng khám cũng như thói quen chăm sóc răng miệng của bạn. Ngoài ra, loại vật liệu trám răng cũng đóng vai trò quan trọng khi quyết định độ bền của miếng trám. Khoảng thời gian tồn tại trung bình của một số vật liệu phổ biến bao gồm:
Vật liệu almagam tồn tại khoảng 5-25 năm.
Vật liệu composite tồn tại khoảng 5-15 năm.
Sau khi trám răng, bạn hãy lưu ý kiểm tra răng định kỳ tại nha khoa 6 tháng/ lần để theo dõi tình trạng răng miệng và kịp thời điều trị nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Trám răng giá bao nhiêu?
Tương tự các dịch vụ nha khoa khác, chi phí trám răng giữa mỗi người sẽ không giống nhau. Những yếu tố trực tiếp góp phần tạo nên sự chênh lệch này có thể kể đến như:
Số lượng răng cần trám
Loại hình thức trám răng (trám răng sâu, trám răng thẩm mỹ do thưa, nứt, vỡ hoặc mẻ…)
Cơ sở nha khoa
Hiện nay, Nha khoa Diamond là một trong nhiều đơn vị uy tín có dịch vụ trám răng được nhiều người tin tưởng “chọn mặt gửi vàng”. Chi phí trung bình tại đây dao động từ 300.000 – 700.000 VNĐ cho mỗi chiếc răng được trám.