Ưu và nhược điểm của niềng răng mặt trong

Ưu và nhược điểm của niềng răng mặt trong

Niềng răng mặt trong là biện pháp lý tưởng để cải thiện và giữ gìn thẩm mỹ răng miệng. Bạn có thể vừa cải thiện nụ cười của mình vừa tránh được ánh nhìn tò mò và không mệt mỏi khi luôn phải giải thích với mọi người lý do tại sao bạn đeo niềng răng. Nhiều người lựa chọn niềng răng mặt trong bởi nhiều ưu điểm nổi bật và ít biến chứng của hình thức chỉnh nha này.

Niềng răng mặt trong là gì?

Niềng răng mặt trong về cơ bản là niềng răng truyền thống nhưng đảo ngược vị trí thực hiện. Do vậy, chúng sẽ có những điểm chung nhất định. Ngoài ra, các mối nối, mắc cài và dây cao su đều được gắn ở mặt trong của răng.

Ưu và nhược điểm của niềng răng mặt trong
Mặc dù niềng răng mặt trong nghe qua có vẻ lý tưởng cho tất cả những ai có nhu cầu niềng răng, nhưng loại hình thẩm mỹ này vẫn sẽ có ưu và nhược điểm của riêng mình:

1. Ưu điểm của niềng răng mặt trong
Các điểm mạnh khi thực hiện niềng răng trong:

Tăng tính thẩm mỹ: Bởi vì các mối nối được gắn ở mặt trong của răng nên hầu như người xung quanh sẽ khó nhận biết được bạn đang niềng răng dẫu cho có cười lớn đi chăng nữa.
Kết quả chính xác: Nhiều công nghệ nha khoa đã được phát triển cho việc niềng răng mặt trong hơn so với các phương pháp chỉnh răng khác, từ đó nâng cao cơ hội để bạn có được kết quả mỹ mãn.
Thời gian thực hiện ngắn hơn: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian niềng răng tối thiểu đối với phương pháp này sẽ ngắn hơn so với niềng răng không mắc cài. Nhờ đó, bạn có thể rút ngắn quãng thời gian điều trị và sở hữu một nụ cười như ý.
Không cần đến nha sĩ tái khám quá thường xuyên: Một số chương trình niềng răng mặt trong có thời gian thăm khám giãn cách, phù hợp cho những người bận rộn, ít có thời gian đến phòng nha.

2. Nhược điểm của niềng răng mặt trong
Ngoài những ưu điểm kể trên, niềng răng mắc cài mặt trong cũng có các khuyết điểm như:

Không quá thoải mái khi đeo: Bạn có thể mất một quãng thời gian để làm quen với việc đeo niềng răng mặt trong. Lưỡi của bạn cũng sẽ dễ dàng cọ xát với mắc cài và trở nên khó chịu.
Mất nhiều thời gian cho mỗi lần tái khám: Bởi vì hầu như mọi thứ sẽ được tùy chỉnh một cách tỉ mỉ để răng có thể đi đến góc độ chính xác, các cuộc hẹn cho niềng răng mặt trong sẽ tiêu tốn nhiều thời gian hơn bạn mong đợi.
Chi phí cao: Việc niềng răng mặt trong sẽ cần đến chi phí cao gấp đôi so với hình thức niềng răng truyền thống.

Với sự phát triển liên tục của nha khoa thẩm mỹ, các trở ngại trong việc niềng mặt trong đang ngày càng thu hẹp lại. Nếu nghĩ rằng hình thức này có thể phù hợp với bạn cũng như mục tiêu làm đẹp, hãy đến các phòng khám uy tín, chẳng hạn như Nha khoa Diamond để được tư vấn và qua đó đưa ra quyết định cuối cùng.

Những ai nên niềng răng mắc cài mặt trong?

Hầu hết mọi người đều có thể niềng răng mắc cài mặt trong. Tuy nhiên, những đối tượng sau đây không nên sử dụng dịch vụ này:

Người có xương hàm yếu: khi niềng răng, xương hàm phải đủ khỏe để trải qua quá trình siết và nắn chỉnh răng của mắc cài. Do đó, người có xương hàm yếu sẽ không thể duy trì việc chỉnh nha.
Người đang mắc các bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể như tiểu đường, bệnh về máu: nếu phải nhổ răng, bệnh máu khó đông sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của đối tượng niềng răng.
Người có thói quen đẩy lưỡi: khi gắn niềng răng mặt trong, thói quen đẩy lưỡi có thể gây ma sát vào các mắc cài khiến lưỡi bị tổn thương. Trong trường hợp này, bạn nên niềng răng truyền thống.
niềng răng mặt trong là gì

Cách chăm sóc niềng răng mặt trong

Cũng giống như hình thức niềng răng truyền thống, răng của người niềng răng mặt trong cần được vệ sinh thường xuyên. Dưới đây là một số mẹo giúp chăm sóc răng miệng tốt hơn trong thời gian niềng răng mà bạn có thể tham khảo:

1. Tạo ra thói quen vệ sinh răng miệng hợp lý
Hãy sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng sau khi ăn và đánh răng ngày 2 – 3 lần. Điều này sẽ giúp đảm bảo niềng của bạn luôn sạch sẽ, hạn chế hiện tượng vướng thức ăn thừa còn sót lại, tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi. Ngoài ra, hãy đến nha sĩ định kỳ nhằm kiểm tra sự ổn định của mắc cài, hỗ trợ loại bỏ những mẩu vụn thức ăn ở các vị trí khó lấy.

2. Bảo vệ lưỡi
Việc đeo niềng răng mặt trong sẽ khiến lưỡi của bạn bị cọ xát với các mắc cài gây ra tình trạng rát, ngứa hay khó chịu. Do đó hãy sử dụng loại sáp do bác sĩ cung cấp để bôi lên mắc cài và giảm thiểu việc tiếp xúc giữa bộ phận này và lưỡi.

3. Chế độ ăn uống
Một số thực phẩm bạn nên lưu ý hạn chế tiêu thụ nhằm hỗ trợ quá trình niềng răng mặt trong diễn ra thuận lợi bao gồm:

Thực phẩm đòi hỏi nhai nhiều như ngô, táo, ổi nguyên trái
Thực phẩm quá dai hoặc dẻo như kẹo, bánh mì, pizza, bánh dày, khô mực, gân bò, gân nai…
Thực phẩm chứa nhiều đường như trà sữa, bánh ngọt, nước ngọt
Tuyệt đối không dùng răng để mở bao bì hay cắn nước đá
Ăn thức ăn mềm, dễ nhai như bún, phở, trứng luộc, bánh bông lan

Có thể bạn quan tâm

Nhập từ khóa tìm kiếm